(Đời Sống 24h) - Thay vì xuất hiện ở vị trí giao nhau của hai mảng kiến tạo như các trận động đất lớn trong năm, cơn địa chấn tại Trung Quốc hôm qua lại xảy ra bên trong một mảng kiến tạo.
Cơn địa chấn tại Trung Quốc vào ngày 14/4 xuất hiện giữa một mảng kiến tạo. Ảnh: AP.
Trận động đất có cường độ 6,9 độ Richter xảy ra gần huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải vào 7h49 ngày 14/4 theo giờ địa phương. Khu vực hứng chịu động đất là một phần của cao nguyên Tây Tạng – nơi cách mực nước biển hơn 5 km.
Livescience cho biết, cao nguyên Tây Tạng, cùng với dãy núi Himalaya, được tạo ra từ 50 triệu năm trước khi một phần tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu chạm vào lục địa Á-Âu.
Nhưng điều khác thường là trận động đất hôm qua không xảy ra ở vị trí gặp nhau của hai mảng kiến tạo. Thay vào đó, nó xảy ra ở ngay giữa cao nguyên Tây Tạng. Đây là kết luận của Randy Baldwin, chuyên gia địa vật lý của Trung tâm Thông tin động đất quốc gia Mỹ. Trận động đất đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - xảy ra tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1556 và giết chết 830.000 người – cũng xảy ra bên trong mảng kiến tạo.
Cao nguyên Tây Tạng đang tiếp tục được nâng lên bởi chính quá trình tạo ra nó, đồng thời cũng bị ép và kéo bởi nhiều lực khác. Những lực đó tạo ra nhiều đường phay (còn gọi là đường đứt đoạn) trên cao nguyên. Giới khoa học chưa xác định được đường phay nào vỡ trong trận động đất hôm qua. Baldwin cho rằng đó có thể là một đường phay nông. Hai phía của đường phay di chuyển ngược chiều nhau, giải phóng một năng lượng cực lớn.
Dù trận động đất tại Thanh Hải hoàn toàn khác với cơn địa chấn tại Haiti và Chile, các dấu hiệu của chúng vẫn giống nhau.
“Tất cả trận động đất đều có một đặc điểm chung về mặt địa chất. Thứ nhất, chúng đều tạo ra những sóng hình chữ p mà các máy đo rung chấn có thể phát hiện. Sau đó sóng hình chữ S xuất hiện. Khoảng thời gian giữa sóng P và sóng S cho phép các chuyên gia địa chất xác định vị trí động đất”, Baldwin giải thích.
Baldwin nói khu vực bị động đất tại Thanh Hải vẫn hứng chịu nhiều dư chấn kể từ hôm qua tới nay. Những dư chấn này có cường độ từ 4,8 tới 5,8 độ Richter. Số lượng và cường độ của dư chấn sẽ giảm dần theo thời gian.
Livescience cho biết, cao nguyên Tây Tạng, cùng với dãy núi Himalaya, được tạo ra từ 50 triệu năm trước khi một phần tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu chạm vào lục địa Á-Âu.
Nhưng điều khác thường là trận động đất hôm qua không xảy ra ở vị trí gặp nhau của hai mảng kiến tạo. Thay vào đó, nó xảy ra ở ngay giữa cao nguyên Tây Tạng. Đây là kết luận của Randy Baldwin, chuyên gia địa vật lý của Trung tâm Thông tin động đất quốc gia Mỹ. Trận động đất đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - xảy ra tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1556 và giết chết 830.000 người – cũng xảy ra bên trong mảng kiến tạo.
Cao nguyên Tây Tạng đang tiếp tục được nâng lên bởi chính quá trình tạo ra nó, đồng thời cũng bị ép và kéo bởi nhiều lực khác. Những lực đó tạo ra nhiều đường phay (còn gọi là đường đứt đoạn) trên cao nguyên. Giới khoa học chưa xác định được đường phay nào vỡ trong trận động đất hôm qua. Baldwin cho rằng đó có thể là một đường phay nông. Hai phía của đường phay di chuyển ngược chiều nhau, giải phóng một năng lượng cực lớn.
Dù trận động đất tại Thanh Hải hoàn toàn khác với cơn địa chấn tại Haiti và Chile, các dấu hiệu của chúng vẫn giống nhau.
“Tất cả trận động đất đều có một đặc điểm chung về mặt địa chất. Thứ nhất, chúng đều tạo ra những sóng hình chữ p mà các máy đo rung chấn có thể phát hiện. Sau đó sóng hình chữ S xuất hiện. Khoảng thời gian giữa sóng P và sóng S cho phép các chuyên gia địa chất xác định vị trí động đất”, Baldwin giải thích.
Baldwin nói khu vực bị động đất tại Thanh Hải vẫn hứng chịu nhiều dư chấn kể từ hôm qua tới nay. Những dư chấn này có cường độ từ 4,8 tới 5,8 độ Richter. Số lượng và cường độ của dư chấn sẽ giảm dần theo thời gian.
Theo Vnexpress.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét