(Đời Sống 24h) - Trưa 18/4, hàng trăm người dân khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) giật mình bởi tiếng "rầm, rầm" phát ra khi một nhịp cầu cạn đoạn qua khu đô thị này sập xuống, gãy thành nhiều khúc. Đây là cầu cạn đầu tiên được xây dựng ở thủ đô.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, hàng chục công nhân được lệnh dùng bạt phủ toàn bộ các dầm cầu sập gãy.
Theo người dân gần khu vực công trường cầu cạn Pháp Vân kéo dài (thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến nam vành đai 3), sự cố xảy ra khoảng 12h trưa, bụi tung mù mịt. Khu vực xảy ra sự cố nằm giữa hồ Linh Đàm, gần khu đô thị Bắc Linh Đàm.
4 trong số 5 phiến dầm một bên cầu cạn đã "rơi tự do", gãy thành nhiều khúc. Mỗi thanh dầm dài 33 mét.
Anh Nguyễn Văn Lợi, lái xe ôm ngay gần công trường kể, anh "có cảm giác như động đất" lúc sự cố xảy ra. "Mãi một lúc sau đỡ bụi tôi mới nhìn thấy cầu sập", anh Lợi nói.
Đứng từ ban công tầng 14 nhìn xuống rõ hiện trường, chị Trần Lan Hương (chung cư Bắc Linh Đàm) cho biết, lúc chị đang nấu cơm trưa thì nghe chồng chị bảo cầu sập. Ra ban công nhìn xuống, thấy 4 thanh dầm của một nhịp cầu đã gãy thành nhiều đoạn.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, các phóng viên có mặt tại hiện trường, nhưng gần chục người tự xưng là bảo vệ công trường đã đứng chốt chặn các ngả vào, ngăn barie. Bất cứ người nào có ý định xâm nhập đều bị ngăn lại, thậm chí bị chửi bới thô tục. Đến 16h, lúc đại diện chủ đầu tư có mặt tại hiện trường, phóng viên mới được tiếp cận hiện trường tác nghiệp.
Đứng từ ban công tầng 14 nhìn xuống rõ hiện trường, chị Trần Lan Hương (chung cư Bắc Linh Đàm) cho biết, lúc chị đang nấu cơm trưa thì nghe chồng chị bảo cầu sập. Ra ban công nhìn xuống, thấy 4 thanh dầm của một nhịp cầu đã gãy thành nhiều đoạn.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, các phóng viên có mặt tại hiện trường, nhưng gần chục người tự xưng là bảo vệ công trường đã đứng chốt chặn các ngả vào, ngăn barie. Bất cứ người nào có ý định xâm nhập đều bị ngăn lại, thậm chí bị chửi bới thô tục. Đến 16h, lúc đại diện chủ đầu tư có mặt tại hiện trường, phóng viên mới được tiếp cận hiện trường tác nghiệp.
Toàn cảnh hiện trường vụ sập cầu.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Ý, Giám đốc công ty cầu 7 (thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, nhà thầu) cho biết, sự cố xảy ra tại nhịp 73, gói 3A, dự án cầu cạn Pháp Vân kéo dài. Bốn trong số năm phiến dầm cầu đã "rơi tự do", gãy làm nhiều khúc. Đây là những dầm đã gác lên trụ cầu từ cuối năm 2009.
"Nguyên nhân đang được xem xét, còn quan sát bằng mắt thường chưa thể kết luận được gì. Rất may sự cố xảy ra vào giữa trưa nên không có thiệt hại về người", ông Ý nói.
Cũng theo vị giám đốc này, công ty sẽ phải đo đạc xem liệu chấn động có ảnh hưởng tới trụ cầu hay không. Ước tính, vụ sập cầu gây thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.
"Theo tiến độ, dự án sẽ bàn giao vào tháng 8 năm nay, chúng tôi sẽ cố gắng không vì sự cố mà làm ảnh hưởng", ông Ý cho biết.
Tuy nhiên, nhiều công nhân có mặt tại công trường cho biết, sự cố sẽ tiêu tốn thêm thời gian ở công trình tuyến đường dẫn vốn đã chậm tiến độ này. Đây là cầu cạn đầu tiên của Hà Nội, thuộc công trình trọng điểm 1000 năm Thăng Long và đang phải chạy tiến độ để hoàn thành trong năm nay.
"Nguyên nhân đang được xem xét, còn quan sát bằng mắt thường chưa thể kết luận được gì. Rất may sự cố xảy ra vào giữa trưa nên không có thiệt hại về người", ông Ý nói.
Cũng theo vị giám đốc này, công ty sẽ phải đo đạc xem liệu chấn động có ảnh hưởng tới trụ cầu hay không. Ước tính, vụ sập cầu gây thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.
"Theo tiến độ, dự án sẽ bàn giao vào tháng 8 năm nay, chúng tôi sẽ cố gắng không vì sự cố mà làm ảnh hưởng", ông Ý cho biết.
Tuy nhiên, nhiều công nhân có mặt tại công trường cho biết, sự cố sẽ tiêu tốn thêm thời gian ở công trình tuyến đường dẫn vốn đã chậm tiến độ này. Đây là cầu cạn đầu tiên của Hà Nội, thuộc công trình trọng điểm 1000 năm Thăng Long và đang phải chạy tiến độ để hoàn thành trong năm nay.
Cầu cạn Pháp Vân (thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến nam vành đai 3) nối từ nút cầu Đại Từ qua khu đô thị Linh Đàm và nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân.Cầu Thanh Trì dài hơn 12 km, là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Trong đó cầu chính dài 3 km với 6 làn xe và 6 km đường dẫn phía Thanh Trì, 3,5 km đường dẫn phía Gia Lâm. Toàn tuyến có 5 nút giao thông lập thể tại Pháp Vân, đường Nguyễn Tam Trinh, đường Lĩnh Nam, đê Gia Lâm và quốc lộ 5. Cầu đã hoàn thành phần cầu chính được hơn một năm, nhưng đường dẫn đoạn vành đai 3 từ Thanh Xuân đến Pháp Vân bị chậm tiến độ.
Theo Vnexpress.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét