(Đời Sống 24h) - Hôm qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư về lãi suất thỏa thuận. Theo đó, các khoản cho vay ngắn hạn cũng được áp dụng lãi suất thỏa thuận.
Theo quy định mới này (Thông tư 12), tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng đồng VN phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay; tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu (XK), doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng VN và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, việc trở lại áp dụng cơ chế cho vay thỏa thuận đạt được nhiều mục tiêu: Ổn định thị trường tiền tệ; đảm bảo tăng vốn cho nhu cầu hợp lý của nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống NH và người gửi tiền; giảm mặt bằng lãi suất. “Khi thảo luận vấn đề này với các NH đã nhận được sự đồng thuận rất cao. Hầu hết NH đều cho vay 14%/năm, đặc biệt là các NH rất ý thức việc hạ lãi suất cho vay nông nghiệp và XK. Chẳng hạn, Agribank cho vay nông nghiệp 13,2%, XK 14%; VietinBank cho vay 13,5%, Vietcombank cũng cho vay XK với lãi suất thấp hơn, BIDV cho vay nông nghiệp 13%, XK 12%, NH cổ phần Hàng hải cho vay XK 12%; NH cổ phần Quân đội cho vay XK 13,7%...”, ông Giàu cho biết.
Về thời điểm triển khai, Thống đốc NHNN khẳng định "rất đúng thời điểm" và "là bước đi ổn định tâm lý rất tốt cho nền kinh tế". Thông tư 12 chính thức có hiệu lực kể từ hôm qua, 14.4 (ngày ký). Tuy nhiên theo ghi nhận của Thanh Niên, chỉ một số ít ngân hàng (NH) có “phản ứng nhanh” thể hiện qua việc công bố lãi suất cho vay mới. Sacombank công bố lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp là 13,8%/năm, doanh nghiệp XK 14%/năm và các đối tượng khác tối đa không quá 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn của ACB cũng được công bố từ 14% - 14,5%/năm, trung hạn 14,5%/năm và dài hạn từ 15% - 15,5%/năm...
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), bà Dương Thu Hương, thì cho rằng: “Lãi suất vay ngắn hạn không nên quá 14%”. Theo bà Hương, tại cuộc họp chiều qua, các thành viên VNBA đã đồng tình rất cao trong vấn đề thực hiện chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ. Các ý kiến đều cho rằng, sau khi Thông tư 12 ra đời, các khoản vay trung - dài hạn không nên quá 15%/năm, cho vay ngắn hạn cũng không nên quá 14%. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích của cả ba bên (ngân hàng, doanh nghiệp và người gửi tiền) nên phải chấp nhận lãi suất “hạ từ từ” chứ không thể ngay một lúc kéo “tụt” xuống được. “Thời gian tới chắc chắn các NH và Hiệp hội sẽ có lộ trình để tiếp tục hạ lãi suất. Nhưng mức giảm bao nhiêu còn phải căn cứ vào diễn biến của lạm phát, phải đảm bảo giá trị thực dương cho người gửi tiền. Tất cả các thành viên của VNBA đều mong muốn tình hình lạm phát khả quan hơn, để lãi suất có thể tiếp tục giảm xuống”, bà Hương chia sẻ.
Theo nhận định của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, khoảng 1 tháng nữa mới có thể đánh giá được mức lãi suất này các doanh nghiệp có hấp thụ được hay không. “Vấn đề là đầu ra của các doanh nghiệp như thế nào chứ mức lãi suất này đã được áp dụng từ năm 2006 - 2007”, ông Hải nói.
Theo quy định mới này (Thông tư 12), tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng đồng VN phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay; tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu (XK), doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng VN và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, việc trở lại áp dụng cơ chế cho vay thỏa thuận đạt được nhiều mục tiêu: Ổn định thị trường tiền tệ; đảm bảo tăng vốn cho nhu cầu hợp lý của nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống NH và người gửi tiền; giảm mặt bằng lãi suất. “Khi thảo luận vấn đề này với các NH đã nhận được sự đồng thuận rất cao. Hầu hết NH đều cho vay 14%/năm, đặc biệt là các NH rất ý thức việc hạ lãi suất cho vay nông nghiệp và XK. Chẳng hạn, Agribank cho vay nông nghiệp 13,2%, XK 14%; VietinBank cho vay 13,5%, Vietcombank cũng cho vay XK với lãi suất thấp hơn, BIDV cho vay nông nghiệp 13%, XK 12%, NH cổ phần Hàng hải cho vay XK 12%; NH cổ phần Quân đội cho vay XK 13,7%...”, ông Giàu cho biết.
Về thời điểm triển khai, Thống đốc NHNN khẳng định "rất đúng thời điểm" và "là bước đi ổn định tâm lý rất tốt cho nền kinh tế". Thông tư 12 chính thức có hiệu lực kể từ hôm qua, 14.4 (ngày ký). Tuy nhiên theo ghi nhận của Thanh Niên, chỉ một số ít ngân hàng (NH) có “phản ứng nhanh” thể hiện qua việc công bố lãi suất cho vay mới. Sacombank công bố lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp là 13,8%/năm, doanh nghiệp XK 14%/năm và các đối tượng khác tối đa không quá 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn của ACB cũng được công bố từ 14% - 14,5%/năm, trung hạn 14,5%/năm và dài hạn từ 15% - 15,5%/năm...
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), bà Dương Thu Hương, thì cho rằng: “Lãi suất vay ngắn hạn không nên quá 14%”. Theo bà Hương, tại cuộc họp chiều qua, các thành viên VNBA đã đồng tình rất cao trong vấn đề thực hiện chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ. Các ý kiến đều cho rằng, sau khi Thông tư 12 ra đời, các khoản vay trung - dài hạn không nên quá 15%/năm, cho vay ngắn hạn cũng không nên quá 14%. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích của cả ba bên (ngân hàng, doanh nghiệp và người gửi tiền) nên phải chấp nhận lãi suất “hạ từ từ” chứ không thể ngay một lúc kéo “tụt” xuống được. “Thời gian tới chắc chắn các NH và Hiệp hội sẽ có lộ trình để tiếp tục hạ lãi suất. Nhưng mức giảm bao nhiêu còn phải căn cứ vào diễn biến của lạm phát, phải đảm bảo giá trị thực dương cho người gửi tiền. Tất cả các thành viên của VNBA đều mong muốn tình hình lạm phát khả quan hơn, để lãi suất có thể tiếp tục giảm xuống”, bà Hương chia sẻ.
Theo nhận định của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, khoảng 1 tháng nữa mới có thể đánh giá được mức lãi suất này các doanh nghiệp có hấp thụ được hay không. “Vấn đề là đầu ra của các doanh nghiệp như thế nào chứ mức lãi suất này đã được áp dụng từ năm 2006 - 2007”, ông Hải nói.
Theo Thanhnien.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét