(Đời Sống 24h) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện tài năng trong việc thúc đẩy lịch trình hạt nhân của mình.
Cả Iran và CHDCND Triều Tiên đều không được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Washington với mục tiêu đề xuất các biện pháp chặt chẽ hơn, ngăn chặn việc trộm cắp hoặc hướng vật liệu hạt nhân vào các chương trình vũ khí.
Ảnh: AP
Nhưng Iran bất ngờ lại là tâm điểm. Ngay cả lãnh đạo Trung Quốc, trong cuộc gặp riêng với Tổng thống Mỹ, đã có thông điệp rõ rằng họ ủng hộ gia tăng áp lực với Tehran.
Hội nghị thượng đỉnh có thể kết thúc trong sự nhàm chán, cũng có thể bắt đầu cho những thỏa thuận thực tế trong cuộc chiến chống khủng bố hạt nhân.
Mỹ và Nga tuần trước đã đưa ra một ví dụ lớn. Tại Prague, hai bên đã ký kết hiệp ước cắt giảm vũ khí mới New Start, nhất trí giảm 1/3 kho vũ khí hạt nhân. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ khẳng định rằng, một thế giới không vũ khí hạt nhân không chỉ là giấc mơ xa vời.
Thông điệp góp phần làm rõ tuyên bố trước đó của Tổng thống Obama rằng, Mỹ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia phi hạt nhân (loại trừ Iran và Triều Tiên). Bất chấp sự phản đối của một số người bảo thủ Mỹ, Obama được đánh giá là “thông minh” khi làm hồi sinh những nỗ lực nhằm chấm dứt sự đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân vốn là tâm điểm chính sách phương Tây.
Thời Chiến tranh Lạnh, kiểm soát vũ khí là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá quan hệ Đông - Tây. Những cuộc đàm phán kể từ 1970 để giới hạn, sau đó là cắt giảm đầu đạn của Mỹ, Liên Xô không chỉ làm an lòng, mà còn dấy lên hy vọng thực tế rằng, thế giới sẽ không có một cuộc chiến hủy diệt.
Quan trọng hơn, nó chứng tỏ dù có Chiến tranh Lạnh, dù có những bất đồng, dù Liên Xô sụp đổ, thì Đông và Tây vẫn có thể xây dựng lòng tin trong những cuộc đàm phán và kiểm tra thiện ý của phía còn lại bằng tính hiệu quả.
Tuy nhiên, một vấn đề khác - chủ nghĩa khủng bố - đã dẫn tới những thay đổi.
Nguy hiểm đã không biến mất. Đối đầu hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan lên cao tới mức khiến người ta lo ngại về khả năng một cuộc chiến tranh hạt nhân năm 2002.
Và ở Trung Đông, không chỉ có Iran vốn luôn bị phương Tây chỉ trích theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, các nước Ảrập cũng lo ngại về đe dọa hạt nhân từ Israel. Triều Tiên không ngừng phát triển chương trình hạt nhân, tiến hành thử nhiều rocket tầm xa làm “rúng động” quyết tâm duy trì quốc gia phi hạt nhân của Nhật Bản.
Hiệp ước New Start vẫn để Nga hay Mỹ có thể phá hủy thế giới nếu số đầu đạn được sử dụng. Hiệp ước chưa có hiệu lực cho tới khi các điều khoản và phụ lục được phê chuẩn. Tuy nhiên, nó gửi đi một thông điệp rằng, vấn đề hiện tại là nguy cơ phổ biến hạt nhân.
Trừ phi Nga và Mỹ ký kết hiệp ước mới thay thế hiệp ước Start 1991, nếu không, Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân sẽ rất khó tập trung vào những biện pháp thiết thực như tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát để ngăn chặn việc phổ biến hạt nhân ở một số quốc gia trên thế giới.
Giới phân tích cho rằng, đã tới lúc cầm có sự thay thế cho Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã trở nên “già nua”, không hợp thời thế. Và, những cuộc thương thảo để cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức. Thách thức không chỉ xuất hiện trong đàm phán với các nước đồng minh, mà với cả những quốc gia đối đầu.
Hội nghị thượng đỉnh có thể kết thúc trong sự nhàm chán, cũng có thể bắt đầu cho những thỏa thuận thực tế trong cuộc chiến chống khủng bố hạt nhân.
Mỹ và Nga tuần trước đã đưa ra một ví dụ lớn. Tại Prague, hai bên đã ký kết hiệp ước cắt giảm vũ khí mới New Start, nhất trí giảm 1/3 kho vũ khí hạt nhân. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ khẳng định rằng, một thế giới không vũ khí hạt nhân không chỉ là giấc mơ xa vời.
Thông điệp góp phần làm rõ tuyên bố trước đó của Tổng thống Obama rằng, Mỹ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia phi hạt nhân (loại trừ Iran và Triều Tiên). Bất chấp sự phản đối của một số người bảo thủ Mỹ, Obama được đánh giá là “thông minh” khi làm hồi sinh những nỗ lực nhằm chấm dứt sự đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân vốn là tâm điểm chính sách phương Tây.
Thời Chiến tranh Lạnh, kiểm soát vũ khí là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá quan hệ Đông - Tây. Những cuộc đàm phán kể từ 1970 để giới hạn, sau đó là cắt giảm đầu đạn của Mỹ, Liên Xô không chỉ làm an lòng, mà còn dấy lên hy vọng thực tế rằng, thế giới sẽ không có một cuộc chiến hủy diệt.
Quan trọng hơn, nó chứng tỏ dù có Chiến tranh Lạnh, dù có những bất đồng, dù Liên Xô sụp đổ, thì Đông và Tây vẫn có thể xây dựng lòng tin trong những cuộc đàm phán và kiểm tra thiện ý của phía còn lại bằng tính hiệu quả.
Tuy nhiên, một vấn đề khác - chủ nghĩa khủng bố - đã dẫn tới những thay đổi.
Nguy hiểm đã không biến mất. Đối đầu hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan lên cao tới mức khiến người ta lo ngại về khả năng một cuộc chiến tranh hạt nhân năm 2002.
Và ở Trung Đông, không chỉ có Iran vốn luôn bị phương Tây chỉ trích theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, các nước Ảrập cũng lo ngại về đe dọa hạt nhân từ Israel. Triều Tiên không ngừng phát triển chương trình hạt nhân, tiến hành thử nhiều rocket tầm xa làm “rúng động” quyết tâm duy trì quốc gia phi hạt nhân của Nhật Bản.
Hiệp ước New Start vẫn để Nga hay Mỹ có thể phá hủy thế giới nếu số đầu đạn được sử dụng. Hiệp ước chưa có hiệu lực cho tới khi các điều khoản và phụ lục được phê chuẩn. Tuy nhiên, nó gửi đi một thông điệp rằng, vấn đề hiện tại là nguy cơ phổ biến hạt nhân.
Trừ phi Nga và Mỹ ký kết hiệp ước mới thay thế hiệp ước Start 1991, nếu không, Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân sẽ rất khó tập trung vào những biện pháp thiết thực như tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát để ngăn chặn việc phổ biến hạt nhân ở một số quốc gia trên thế giới.
Giới phân tích cho rằng, đã tới lúc cầm có sự thay thế cho Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã trở nên “già nua”, không hợp thời thế. Và, những cuộc thương thảo để cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức. Thách thức không chỉ xuất hiện trong đàm phán với các nước đồng minh, mà với cả những quốc gia đối đầu.
Theo Xaluan.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét