(Đời Sống 24h) - Những con sóng cao tới 23 m tấn công một thành phố tại Peru sau khi một khối băng khổng lồ rơi xuống hồ.
Nhiều sông băng đang tan chảy vì tình trạng ấm lên toàn cầu. Ảnh: treehugger.com.
Sky News đưa tin khối băng tách khỏi sông băng Hualcan và rơi xuống hồ 513 gần thành phố Carhuaz, vùng Ancash, Peru vào ngày 11/4. Thành phố này cách thủ đô Lima khoảng 320 km về phía bắc. Theo các nhà điều tra, khối băng có diện tích tương đương 4 sân bóng đá.
Viện Bảo vệ dân sự Peru (INDECI) cho biết, "sóng thần" đã phá hủy 50 ngôi nhà trong thành phố Carhuaz. Một nhà máy xử lý nước phục vụ 60.000 người dân địa phương cũng hư hỏng nặng.
Patricio Vaderrama, một chuyên gia về sông băng tại Peru, nói: "Sóng thần tràn qua những đập có độ cao 23 m quanh hồ. Điều đó có nghĩa là sóng cũng có độ cao ít nhất 23 m".
Ban đầu giới chức thông báo 6 người mất tích. Người ta lo ngại họ đã chết và bị vùi lấp dưới các đống đổ nát. Sau đó thống đốc vùng Ancash, ông Cesar Alvarez, nói 5 người được tìm thấy trong tình trạng còn sống.Chính quyền địa phương sơ tán dân trong các thung lũng gần núi vì lo ngại băng sẽ tiếp tục vỡ sau đợt sóng thần.
Từ trước tới nay động đất là nguyên nhân chính gây nên sóng thần. Thống đốc Alvarez cho rằng sông băng Hualcan vỡ do biến đổi khí hậu.
70% sông băng nhiệt đới trên thế giới tập trung ở Peru. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2009 cho thấy các sông băng trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ và những ngọn núi bị tuyết bao phủ có thể biến mất trong 20 năm nữa nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được ngăn chặn. Báo cáo khẳng định diện tích sông băng tại Peru đã giảm 22% trong 35 năm qua.
Đây không phải lần đầu tiên người dân Peru hứng chịu thảm họa do băng gây nên. Vào năm 1970 một trận động đất khiến băng, đá và bùn trên núi Huascaran lao xuống thành phố Yungay, giết chết hơn 20.000 người. Huascaran là ngọn núi cao nhất tại Peru.
Viện Bảo vệ dân sự Peru (INDECI) cho biết, "sóng thần" đã phá hủy 50 ngôi nhà trong thành phố Carhuaz. Một nhà máy xử lý nước phục vụ 60.000 người dân địa phương cũng hư hỏng nặng.
Patricio Vaderrama, một chuyên gia về sông băng tại Peru, nói: "Sóng thần tràn qua những đập có độ cao 23 m quanh hồ. Điều đó có nghĩa là sóng cũng có độ cao ít nhất 23 m".
Ban đầu giới chức thông báo 6 người mất tích. Người ta lo ngại họ đã chết và bị vùi lấp dưới các đống đổ nát. Sau đó thống đốc vùng Ancash, ông Cesar Alvarez, nói 5 người được tìm thấy trong tình trạng còn sống.Chính quyền địa phương sơ tán dân trong các thung lũng gần núi vì lo ngại băng sẽ tiếp tục vỡ sau đợt sóng thần.
Từ trước tới nay động đất là nguyên nhân chính gây nên sóng thần. Thống đốc Alvarez cho rằng sông băng Hualcan vỡ do biến đổi khí hậu.
70% sông băng nhiệt đới trên thế giới tập trung ở Peru. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2009 cho thấy các sông băng trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ và những ngọn núi bị tuyết bao phủ có thể biến mất trong 20 năm nữa nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được ngăn chặn. Báo cáo khẳng định diện tích sông băng tại Peru đã giảm 22% trong 35 năm qua.
Đây không phải lần đầu tiên người dân Peru hứng chịu thảm họa do băng gây nên. Vào năm 1970 một trận động đất khiến băng, đá và bùn trên núi Huascaran lao xuống thành phố Yungay, giết chết hơn 20.000 người. Huascaran là ngọn núi cao nhất tại Peru.
Theo Vnexpress.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét